Chào mừng các bạn đến với Trang thông tin điện tử của trường PTDTBTTH Phì Nhừ

TĂNG CƯỜNG, CHỦ ĐỘNG ỨNG PHÓ VỚI CÁC ĐỢT MƯA LỚN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN

Thứ hai - 15/07/2024 23:21
Do ảnh hưởng của rãnh áp thấp có trục đi qua Bắc Bộ, từ ngày 9-10/6, mưa lớn, nước thượng nguồn đổ về gây ra tình trạng ngập lụt, sạt lở, ách tắc giao thông, thiệt hại nhiều công trình giao thông, tài sản của nhân dân tại nhiều tỉnh, thành phố.
Mưa lớn gây lũ quét, sạt lở đất ở nhiều khu vực miền núi phía Bắc khiến nhiều người bị thương, mất tích. Nhiều ngôi nhà, hoa màu bị cuốn trôi; nhiều tuyến đường giao thông tê liệt, nặng nhất là các tỉnh Hà Giang, Lào Cai, Lai
image001
image001
TĂNG CƯỜNG, CHỦ ĐỘNG ỨNG PHÓ VỚI CÁC ĐỢT MƯA LỚN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN
 
image001
image001

Một số hình ảnh bão lũ tại Điện Biên

Do ảnh hưởng của rãnh áp thấp có trục đi qua Bắc Bộ, từ ngày 9-10/6, mưa lớn, nước thượng nguồn đổ về gây ra tình trạng ngập lụt, sạt lở, ách tắc giao thông, thiệt hại nhiều công trình giao thông, tài sản của nhân dân tại nhiều tỉnh, thành phố.

 Mưa lớn gây lũ quét, sạt lở đất ở nhiều khu vực miền núi phía Bắc khiến nhiều người bị thương, mất tích. Nhiều ngôi nhà, hoa màu bị cuốn trôi; nhiều tuyến đường giao thông tê liệt, nặng nhất là các tỉnh Hà Giang, Lào Cai, Lai

Thực hiện công văn số 2973/UBND-KTN ngày 2/7/2014 của UBND tỉnh về chủ động ứng phó với các đợt mưa lớn. Chủ động phòng chống, ứng phó kịp thời có hiệu quả giảm thiểu mức thấp nhất do thiên tai gây ra.

Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Điện Biên yêu cầu thực hiện nghiêm túc về việc tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ và chủ động ứng phó với thiên tai.

Tổ chức các hoạt động hưởng ứng tuần lễ quốc gia phòng chống thiên tai năm 2024.
image002
2. Huy động các nguồn lực khẩn trương khắc phục những thiệt hại do thiên tai gây ra.
- Chú ý đến các yếu tố nguy hiểm như đường dây điện bị đứt và nước nhiễm điện, vì thông thường khi bão tan khả năng lũ lụt vẫn còn xảy ra.
- Không đến gần hoặc đi vào các tòa nhà đã bị hư hại, ngập nước, tuân thủ theo các biển cảnh báo khi lái xe, không đi vào đường bị ngập nước hoặc có chướng ngại vật (ngay cả với phương tiện lớn), vì phương tiện có thể bị nước cuốn trôi hoặc nguy hiểm.
image003
3.Thường xuyên cập nhật theo dõi thông tin dự báo về các hiện tượng thời tiết bất thường để chủ động triển khai các biện pháp phòng ngừa thiên tai sự cố môi trường.
 - Thường xuyên theo dõi thông tin cảnh báo bão.
- Gia cố, chằng chống nhà cửa, cắt tỉa cành cây; xác định ví trí an toàn để trú ẩn; chủ động sơ tán khỏi các nhà không đảm bảo an toàn, vùng ven biển, cửa sông đề phòng nước dâng.
- Dự trữ nước uống, lương thực thực phẩm, thuốc men, các vật dụng cần thiết đủ để dùng ít nhất 7 ngày.
- Nếu không có lệnh sơ tán của chính quyền, hãy tìm nơi trú ẩn trong nhà cho gia đình mình (nơi an toàn nhất khi có bão là phòng bên trong không có cửa sổ). Chuẩn bị sẵn sàng các biện pháp đảm bảo an toàn khi bão về như: Chèn chống các cửa của nhà; loại bỏ những cây, cành bị chết, bị bệnh; xác định các vật dụng trong sân nên mang vào trong nhà; vệ sinh máng nước mưa, gầm cầu thang ngoài, giếng cửa sổ, đường thoát nước, đường ống thoát nước.
- Các thành viên trong gia đình có thể bị chia cắt trong một cơn bão. Hãy chuẩn bị bằng cách lập một Kế hoạch liên lạc, tiếp cận với nhau. Thiết lập một liên hệ bên ngoài khu vực (chẳng hạn như người thân hoặc bạn bè trong gia đình), người có thể điều phối vị trí và thông tin của các thành viên gia đình nếu bạn tách ra.
- Chuẩn bị một bộ đồ dùng cho gia đình (đèn pin, đài radio, quần áo ấm, chăn, bộ sơ cứu, thuốc men, nước đóng chai và thực phẩm không dễ hư hỏng). Các gia đình có trẻ em nên để mỗi trẻ tự tạo gói đồ dùng cá nhân của mình.
4.Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị- xã hội, người dân trên địa bàn thực hiện tốt hoạt động thu gom xử lí triệt để rác thải phát sinh.
image004image005
5. Chủ động khi có bão lũ xảy ra.
- Thường xuyên để mắt đến trẻ em, không để trẻ em nghịch nước tại các nơi như cống thoát nước mưa, khe núi hoặc cống rãnh.
- Không sử dụng thực phẩm đã tiếp xúc với nước lũ hoặc thực phẩm đã bị hư hỏng. Sử dụng nước từ các nguồn an toàn ( ví dụ như nước đóng chai) cho đến khi nguồn nước sinh hoạt của gia đình không còn bị ô nhiễm (đun sôi, khử trùng hoặc chưng cất làm sạch nước).
- Trước khi vào lại ngôi nhà bị hư hỏng do lũ, lụt cần ngắt điện ở hộp cầu chì, aptomat hoặc cầu dao chính cho đến khi ngôi nhà của mình được làm khô an toàn; kiểm tra hệ thống gas; kiểm tra và tìm các nguy cơ có thể xảy ra cháy nổ; kiểm tra sàn nhà, cửa ra vào, cửa sổ và tường xem có vết nứt hoặc các hư hỏng khác để đảm bảo ngôi nhà không có nguy cơ bị sập.
 
 
 

Tác giả bài viết: Đặng Thị Huế

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   
LIÊN KẾT WEBSITE

 

 

 

 

Doi CTGDPT
Bảng xếp hạng thi đua tuần
Tên lớp Xếp hạng
1A1 2
2A1 1
Xem chi tiết
THÀNH VIÊN
HỖ TRỢ KỸ THUẬT
THỐNG KÊ
  • Đang truy cập5
  • Hôm nay39
  • Tháng hiện tại6,442
  • Tổng lượt truy cập332,243
Lịch kiểm tra
KH
Sổ liên lạc
VĂN BẢN
  • Văn bản:BÁO CÁO QUÍ I

    view : 19 | down : 9
  • Văn bản:BÁO CÁO CÔNG KHAI QUÍ I

    view : 22 | down : 13
  • Văn bản:Phân bổ dự toán thu chi

    view : 20 | down : 11
  • Văn bản:Công khai văn bản số 237/QĐ UBND

    view : 25 | down : 9
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Chế độ giao diện đang hiển thị: Tự độngMáy Tính