Cổng thông tin điện tử trường PTDTBTTH Phì Nhừ

https://ptdtbtthphinhu.pgddienbiendong.edu.vn


Trường PTDTBT TH Phì Nhừ tham gia sinh hoạt chuyên đề môn Âm nhạc năm học 2024-2025

Thực hiện công văn số 869/KH-PGDĐT ngày 09 tháng 9 năm 2024 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Điện Biên Đông về việc tham gia chuyên đề cấp huyện, sinh hoạt chuyên môn theo cụm trường và sinh hoạt chuyên môn liên cấp năm học 2024-2025; Ngày 6/12/2024 tại phòng đọc trường PTDTBTTH &THCS Suối Lư, giáo viên môn Âm nhạc trong nhà trường đã tham gia thống nhất xây dựng kế hoạch sinh hoạt chuyên đề môn Âm nhạc với nội dung cụ thể đó là: Một số kỹ thuật chuyển đổi số trong công tác dạy học môn Âm nhạc.
image001
Trường PTDTBT TH Phì Nhừ tham gia sinh hoạt chuyên đề môn Âm nhạc năm học 2024-2025
 
 Thực hiện công văn số 869/KH-PGDĐT ngày 09 tháng 9 năm 2024 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Điện Biên Đông về việc tham gia chuyên đề cấp huyện, sinh hoạt chuyên môn theo cụm trường và sinh hoạt chuyên môn liên cấp năm học 2024-2025; Ngày 6/12/2024 tại phòng đọc trường PTDTBTTH &THCS Suối Lư, giáo viên môn Âm nhạc trong nhà trường đã tham gia thống nhất xây dựng kế hoạch sinh hoạt chuyên đề môn Âm nhạc với nội dung cụ thể đó là: Một số kỹ thuật chuyển đổi số trong công tác dạy học môn Âm nhạc.
- Sử dụng Công nghệ AI vào soạn giảng tiết học Âm nhạc.
- Ứng dụng phần mềm Plicker vào dạy học.
- Chuyển tranh, ảnh trong sách giáo khoa thành video.
- Chuyển văn bản thành giọng nói.
Tác dụng của công nghệ thông tin trong dạy học âm nhạc: nhằm khơi gợi hứng thú: Âm nhạc trở nên sinh động và hấp dẫn hơn với các video bài hát, hình ảnh minh họa trực quan, các trò chơi tương tác.
- Nâng cao hiệu quả tiếp thu: Học sinh dễ dàng ghi nhớ kiến thức thông qua các bài giảng điện tử, hoạt động thực hành trên phần mềm.
 - Phát triển tư duy sáng tạo: Học sinh được khuyến khích sáng tác, biểu diễn âm nhạc bằng các công cụ kỹ thuật số.
- Truyền cảm hứng âm nhạc: Công nghệ đã giúp chúng ta truyền tải đam mê và tình yêu dành cho âm nhạc một cách sinh động và động viên. Bằng cách sử dụng các phần mềm, ứng dụng và trang web giáo dục âm nhạc, chúng ta có thể trình diễn và chia sẻ âm nhạc một cách độc đáo. Hình ảnh, video và âm thanh sẽ giúp học sinh hiểu và cảm nhận âm nhạc một cách sâu sắc hơn.
- Khám phá tài năng âm nhạc: Công nghệ cung cấp cho học sinh những công cụ sáng tạo để khám phá và phát triển tài năng âm nhạc của mình. Các ứng dụng và phần mềm chỉnh sửa âm thanh và hình ảnh giúp họ tạo ra nhạc phẩm riêng, ghi âm giọng hát và chơi nhạc cụ. Điều này không chỉ tạo ra sự thú vị trong quá trình học mà còn khuyến khích học sinh thể hiện sự sáng tạo và tự tin.
- Phát triển kỹ năng hợp tác: Công nghệ cho phép học sinh làm việc nhóm và chia sẻ công việc của mình dễ dàng hơn. Họ có thể cùng nhau tạo ra các bài hát, biểu diễn và thu âm bằng cách sử dụng các công cụ trực tuyến. Qua đó, họ học cách lắng nghe và tôn trọng ý kiến của nhau, phát triển kỹ năng giao tiếp và hợp tác.
- Mở rộng phạm vi học tập: Công nghệ thông tin mở ra cánh cửa cho học sinh tiếp cận với âm nhạc từ khắp nơi trên thế giới.
Qua tiết chuyên đề các đồng chí giáo viên âm nhạc đã có thể áp dụng được kỹ thuật chuyển đổi số trong công tác dạy học môn Âm nhạc tại đơn vị mình
image001
image002
image003
image004
 

Tác giả bài viết: Trần Thi Hải

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây